Các nhà khảo cổ đã phát hiện một bức tranh vẽ trong hang động được cho là cổ xưa nhất thế giới tại Indonesia. Bức tranh vẽ một con lợn rừng, có niên đại từ cách đây tối thiểu 45.500 năm. Phát hiện được xem là bằng chứng cho thấy thời điểm an cư sơ khai nhất của loài người tại khu vực này.
Bức tranh được phát hiện trong hang động Leang Tedongnge trên đảo Sulawesi vào năm 2017.
Với kích thước 136 x 54 cm, lợn rừng Sulawesi được vẽ màu đỏ sẫm và có mào lông ngắn dựng đứng, một cặp bướu nhỏ giống như sừng - đặc trưng của con đực trưởng thành. Trên chân sau của chú lợn này có hai dấu tay và có vẻ như chú đang đối diện với hai đồng loại khác - những hình ảnh này không được bảo tồn nguyên vẹn.
Nhà nghiên cứu Maxime Aubert thuộc trường Đại học Griffith (Australia) cho biết đã giám định lớp phủ calcite trên bức tranh, sau đó sử dụng đồng vị urani để xác định bức tranh đã xuất hiện từ cách đây ít nhất 45.500 năm.
Theo giới chuyên gia, Khoa học trước đó chứng minh rằng loại người đã đến Australia từ cách đây 65.000 năm và họ có thể đã phải băng qua các hòn đảo của Indonesia. Việc phát hiện và xác định niên đại của bức tranh cho thấy bằng chứng lâu đời nhất về con người ở khu vực này và rất có thể họ đã ở đây từ sớm hơn nữa.
Nguồn TTXVN
Trong bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Ðại hội XIII của Ðảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Động lực và nguồn lực cho...
Ngày 31/8, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương...
Chiều mùng 04/9, đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó...
Chiều ngày 24/8, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, nhiệm kỳ...